Tin tức
Trung tâm dịch vụ nông nghiệp Huyện Vĩnh Hưng chuyên cung cấp gạo ST25 , Gạo huyết rồng , Trái cây nông sản
Do có nguồn gốc từ lúa hoang nên lúa Huyết Rồng có sức sống bền bỉ, lấn át cả cọ dại…Vì vậy, việc sử dụng phân bón, thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu trong quá trình canh tác được giảm tối đa, đem lại một sản phẩm nông nghiệp sạch phù hợp với xu thế tiêu dùng hiện nay. Năng suất lúa Huyết Rồng không cao chỉ khoảng 3-4 tấn/ha nhưng khi tham gia vào mô hình trồng lúa huyết rồng thì nông dân được doanh nghiệp hổ trợ miễn phí giống cùng tiền công chăm sóc. Năm 2015, công ty Ecopham đã ký hợp đồng với người dân xã Thái Trị, huyện Vĩnh Hưng sản xuất 7,5ha lúa Huyết Rồng với giá bao tiêu sản phẩm 10.000đ/kg lúa.
Bằng sự tận tâm, trách nhiệm, ngành Nông nghiệp huyện Vĩnh Hưng từng bước phục tráng và nhân rộng việc trồng giống lúa Huyết Rồng, góp phần xây dựng thương hiệu lúa gạo đặc trưng cho huyện nhà nói riêng, Long An nói chung.
Huyết Rồng là giống lúa quý, sinh trưởng và phát triển tốt tại các vùng đất ngập lũ, nhiễm phèn như vùng Đồng Tháp Mười. Gạo Huyết Rồng màu đỏ nâu, bẻ đôi hạt gạo vẫn còn màu hồng bên trong, cơm ngon và có vị thơm, là loại gạo có giá trị dinh dưỡng cao, khả năng chống chịu khí hậu và kháng bệnh tốt. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, anthocyanin được giữ lại trong lớp vỏ lụa màu đỏ nâu là một chất có tiềm năng chống lại các bệnh ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác.
Nếu trong 1 tháng dành ra khoảng 10 ngày ăn các loại gạo màu thay gạo trắng bình thường thì có thể giúp cơ thể giải độc, hạ cholesterol, giảm đau nhức gân cốt, khớp xương ngón chân tay, thải độc tố trong gan, ngừa ung thư ngũ tạng. Tuy nhiên, do Huyết Rồng là giống lúa mùa truyền thống, canh tác từ nhiều thập kỷ, quá trình canh tác lâu dài làm cho giống lúa này giảm chất lượng và mất dần thị trường. Do vậy, việc phục tráng giống lúa Huyết Rồng là rất cần thiết.
Cách đây 6 năm, khi hai từ "hữu cơ" còn tương đối xa lạ thì tại huyện biên giới Vĩnh Hưng của tỉnh Long An, cùng với sự xuất hiện của một doanh nghiệp sản xuất gạo, bà con nông dân đã dần quen thuộc với quy trình canh tác lúa hữu cơ. Thời gian đầu bà con cũng rất ngạc nhiên với những yêu cầu từ họ. Nào là phải cho đất nghỉ, rồi không được sử dụng các loại phân hóa học… Theo thời gian, số nông dân tham gia dự án đã ngày càng tăng. Dù phải tuân thủ một quy trình vô cùng nghiêm ngặt, nhưng đến nay cánh đồng lúa hữu cơ tại đây đã lên đến con số 120 ha.